Ngày đăng: 10:04 AM 19/10/2021 - Lượt xem: 796
Hiện nay, cả Đông y và Tây y chưa thực sự tìm ra một loại thuốc nào có thể chữa trị tận gốc căn bệnh tiểu đường. Vì thế, người bệnh chỉ có thể sống chung hòa bình với nó bằng cách duy trì lượng đường huyết của bạn ở mức an toàn nhất.
Thế nhưng, các website https://ondinhtieuduong.com/thuoc-tieu-duong-bepharin/,
https://tieuduongbepharin.com/san-pham-tieu-duong-bepharin,
https://bepharin-chinhhang.com/tieu-duong-bepharin/,
https://www.nesfaco.com/san-pham/tieu-duong-bepharin/ đang quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bepharin (TPBVSK Bepharin) có công dụng “thần thánh hóa” gây hiểu lầm như thuốc chữa bệnh.
Nhiều web quảng cáo TPBVSK Bepharin gây hiểu lầm như thuốc chữa bệnh |
Cụ thể, nhiều website đã quảng cáo "thổi phồng" công dụng của sản phẩm TPBVSK Bepharin như: “Trị bệnh từ gốc nên ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ tái phát trở lại sau khi điều trị" hay "viên uống bepharin - thảo dược từ thiên nhiên khắc tinh bệnh tiểu đường,...” khiến người tiêu dùng “mắc câu” và lầm tưởng sản phẩm là là thuốc có thể chữa bệnh.
Để tạo niềm tin với người tiêu dùng, các trang website này còn sử dụng hình ảnh các y, bác sĩ như: Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh; Lương y Nguyễn Công Đức - Giảng viên khoa Y Học Cổ Truyền – ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Ban Chấp Hành Hội Đông Y TP Hồ Chí Minh; thư tín, lời cảm ơn của khách hàng... để công khai quảng cáo giải pháp "điều trị" tiểu đường của TPBVSK Bepharin.
Website https://tieuduongbepharin.com/ sử dụng hình ảnh bác sĩ để quảng cáo TPBVSK Bepharin |
Các website quảng cáo rầm rộ là vậy, thế nhưng trên thực tế, sản phẩm TPBVSK Bepharin chỉ có công dụng: “Hạ và ổn định đường huyết lâu dài ở mức an toàn, Cải thiện biến chứng tiểu đường: tê bì, nóng rát gan, bàn chân khô ngứa da, giảm mờ mắt, mù lòa, cải thiện rối loạn cương do tiểu đường, giúp nhanh lành vết thương, vết loét. Giảm thiểu rõ rệt tác dụng phụ do Tây y gây ra, An toàn không tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài, Khôi phục chức năng tuyến tụy, chức năng thận cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch”.
Được biết, đơn vị công bố, chịu trách nhiệm về sản phẩm TPBVSK Bepharin là Công ty Cổ Phần Nesfaco (địa chỉ tại Tòa nhà GIC, Tầng 4, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh). Sản phẩm TPBVSK Bepharin được Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y Tế) cấp Giấy tiếp nhận công bố sản phẩm số 10170/2020/ĐKSP cho Công ty Cổ Phần Nesfaco.
Vậy, để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra, người tiêu dùng khi mua bất kỳ sản phẩm nào cũng nên tìm hiểu kỹ liên quan đến thông tin cũng như công dụng của sản phẩm. Đừng quá tin vào những lời quảng cáo “có cánh” hay lời hứa hẹn “màu hường” từ người bán hàng để rồi “tiền mất tật mang”, bỏ qua cơ hội "vàng" điều trị bệnh.
Được biết, đơn vị công bố, chịu trách nhiệm về sản phẩm TPBVSK Bepharin là Công ty Cổ Phần Nesfaco (địa chỉ tại Tòa nhà GIC, Tầng 4, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh). Sản phẩm TPBVSK Bepharin được Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y Tế) cấp Giấy tiếp nhận công bố sản phẩm số 10170/2020/ĐKSP cho Công ty Cổ Phần Nesfaco.
Vậy, để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra, người tiêu dùng khi mua bất kỳ sản phẩm nào cũng nên tìm hiểu kỹ liên quan đến thông tin cũng như công dụng của sản phẩm. Đừng quá tin vào những lời quảng cáo “có cánh” hay lời hứa hẹn “màu hường” từ người bán hàng để rồi “tiền mất tật mang”, bỏ qua cơ hội "vàng" điều trị bệnh.
Theo Mục b, Khoản 3, Điều 5 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo 2012, các đơn vị phân phối, tiếp thị phải: "Khuyến cáo sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh". Khoản 4, Điều 5 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP quy định: "Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc". Điều 3, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm nêu rõ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh”. Ngoài ra, Khoản 15, Điều 6 Luật Dược 105/2016/QH13 cũng quy định: “Cấm thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế”. |